Nhưng đó lại chính xác là những gì đã diễn ra trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng như Nàng Bạch Tuyết, Công chúa ngủ trong rừng – theo giáo sư Kazue Muta tới từ ĐH Osaka, một chuyên gia về xã hội học lịch sử và lý thuyết giới tính, tác giả cuốn “Sir, that love is sexual harassment!” – cuốn sách tranh luận về các vấn đề quấy rối tình dục ở nơi làm việc.
Trong một chia sẻ mới đây, giáo sư Muta đã cáo buộc các chàng hoàng tử trong mỗi câu chuyện này tội tấn công tình dục. Bà cũng liên tưởng hành động này với một sự việc có thật ở Wakayama, trong đó một người đàn ông đã bị bắt vì hôn một phụ nữ đang ngủ trên tàu.
“Trong những câu chuyện cổ tích như Nàng Bạch Tuyết và Công chúa ngủ trong rừng, họ đang mô tả hành vi tấn công tình dục với một người bất tỉnh. Bạn có thể nghĩ rằng tôi đang phá hủy thế giới tưởng tượng, nhưng những câu chuyện này đang thúc đẩy bạo lực tình dục và tôi muốn mọi người nhận thức được về nó” – giáo sư Muta nói.
Bình luận này của bà đã làm dậy sóng Twitter và các mạng xã hội ở Nhật Bản, trong đó có cả những ý kiến phản đối và ủng hộ.
“Cho dù bà có giải thích câu chuyện như thế nào đi chăng nữa thì những gì mà hoàng tử đã làm không phải là tấn công tình dục!”
“Bà không thể áp dụng luật pháp hay đạo đức hiện đại lên truyện cổ tích”.
“Trong những trường hợp này, hành động đó giống như hô hấp nhân tạo hơn là tấn công tình dục”.
”Bà ấy nói đúng. Bạn không thể hôn những người đang mất ý thức”.
Một luật sư còn nhận xét, nếu như Bạch Tuyết không kiện cáo thì không có bằng chứng để cáo buộc. Hay, nếu như các chàng Hoàng tử nghĩ rằng các nàng Công chúa đã chết thì đó Công Chúa có phải là nạn nhân hay không.
“Vì các Hoàng tử đẹp trai nên được bỏ qua” – một người hài hước bình luận.
Tuy nhiên, trong phiên bản Nàng Bạch Tuyết ở Truyện cổ Grim thì không xuất hiện bất cứ nụ hôn nào. Thay vào đó, Hoàng tử chỉ di chuyển chiếc quan tài bằng thủy tinh của Công chúa khiến miếng táo độc bật ra và nàng tỉnh dậy.
Trong phiên bản Disney của Công chúa ngủ trong rừng, Hoàng tử được các nàng tiên dẫn đến để hôn Công chúa Aurora vì tin rằng chàng có thể chữa trị cho nàng, chứ không phải do sự thúc đẩy bởi ý chí của bản thân Hoàng tử.
Nhiều người cho rằng, sẽ là không công bằng khi áp dụng các giá trị, luật pháp, đạo đức… vào các nhân vật cổ tích, nhưng đó cũng không thực sự là thông điệp của giáo sư Muta. Theo một cách tương đối thoải mái, vấn đề lạm dụng tình dục đã được thảo luận sâu hơn và giúp cho nhiều người có một hiểu biết kỹ hơn về nó.
Không chỉ ở Nhật Bản, hồi tháng 11, một bà mẹ người Anh đã từng đề nghị truyện cổ tích “Nàng công chúa ngủ trong rừng” phải được bỏ ra khỏi chương trình ở trường tiểu học của con trai cô vì nó khuyến khích những hành vi tình dục “không thích hợp”.
Nguyễn Thảo(Theo Next Shark)
" alt=""/>Giáo sư Nhật bị chỉ trích vì tố Hoàng tử quấy rối tình dục Bạch TuyếtTại cuộc họp, một số bất cập hiện nay trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã được chỉ ra như:
Nội dung chương trình còn chung chung, nặng trang bị thông tin mà chưa gắn với nhu cầu thực tế; các dạng thức, sản phẩm tài liệu chưa phù hợp; phương pháp bồi dưỡng chưa đa dạng; chưa quan tâm đến khâu kiểm tra đánh giá, chuẩn đầu ra; chất lượng tập huấn, bồi dưỡng thấp.
Bộ trưởng trao đổi với các chuyên gia, giáo viên bên lề tọa đàm "Áp lực giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp" diễn ra mới đây. Ảnh: Thanh Hùng |
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận, việc có nhiều đầu mối tham gia tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cũng dẫn tới chồng chéo, trùng lắp nội dung tập huấn.
Quan trọng hơn là chưa tạo được động lực để giáo viên coi việc đào tạo, bồi dưỡng là nhu cầu của bản thân, nên nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc “điểm danh, ghi tên”.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các vụ, cục tiến hành rà soát toàn bộ các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng cán bộ quản lý và bồi dưỡng nâng hạng hiện nay. Từ đó xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu và theo chuẩn đầu ra, gắn chặt chẽ với triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bộ trưởng nhấn mạnh tới yếu tố tự học trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.
“Muốn thực hiện được điều đó thì các dạng thức, sản phẩm tài liệu phải phù hợp, trong đó sản phẩm dạng trực quan sinh động thông qua các video clip hướng dẫn là phù hợp hơn cả. Tận dụng tối đa công nghệ thông tin vào phương pháp bồi dưỡng để xóa bỏ dần phương pháp tập huấn truyền thống - tập trung về cùng một địa điểm - vừa tốn kém, lãng phí lại không hiệu quả”, Bộ trưởng chia sẻ.
Khắc phục triệt để tình trạng “điểm danh, ghi tên”
Lưu ý đến khâu kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, Bộ trưởng yêu cầu, phải kiểm tra đánh giá theo quá trình và đánh giá cuối kỳ, đáp ứng với chuẩn đầu ra.
Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện trên hệ thống máy tính, đảm bảo khách quan, trung thực và công bằng.
“Phải khắc phục triệt để tình trạng “điểm danh, ghi tên” trong tập huấn, bồi dưỡng giáo viên bằng cách đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng, chú trọng khâu kiểm tra đánh giá. Có như vậy, giáo viên mới gắn quyền lợi và trách nhiệm vào các khóa tập huấn”, Bộ trưởng nêu rõ.
Về đội ngũ báo cáo viên, Bộ trưởng lưu ý đó phải là những người phù hợp, có thực tiễn, trong đó khuyến khích mời các giáo viên cốt cán đã được đào tạo, bồi dưỡng làm báo cáo viên.
Để khắc phục tình trạng hiện nay là việc cử giáo viên đi tập huấn, bồi dưỡng ở một số cơ sở giáo dục còn trùng lặp, hay nói cách khác có những giáo viên được đi tập huấn nhiều lần nhưng có giáo viên lại không, Bộ trưởng đề nghị Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục làm đầu mối cập nhật vào cơ sở dữ liệu chung, đảm bảo không để trùng lặp người học. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cũng được Bộ trưởng giao nhiệm vụ làm đầu mối xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hàng năm, khắc phục tình trạng nhiều đầu mối như hiện nay.
Đồng thời, rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Cục Công nghệ thông tin là đầu mối xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo việc tập huấn, bồi dưỡng qua mạng có thể triển khai tới từng trường học, từng giáo viên.
Trước đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì cuộc tọa đàm “Áp lực giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp” diễn ra tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Yên Bái. Tại các cuộc gặp, Bộ trưởng đã nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, giáo viên đề cập tới thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thiếu hiệu quả và mong Bộ trưởng có giải pháp khắc phục.
Thanh Hùng
" alt=""/>Nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng giáo viên chỉ dừng lại ở việc “điểm danh, ghi tên”Lợi ích: Các đề xuất chuyên viên của Cortex XSOAR đảm bảo khối lượng công việc không phải là tiêu chí duy nhất để phân bổ các sự cố mà còn có thể lựa chọn chuyên viên có kinh nghiệm xử lý sự cố phù hợp nhất, đảm bảo đồng thời cả yếu tố thời gian, kinh nghiệm và chất lượng xử lý sự cố.
2. Đề xuất chuyên gia hỗ trợ xử lý sự cố
Thách thức: Xử lý sự cố không phải là một quá trình tách biệt và riêng rẽ của một cá nhân. Tuy nhiên các chuyên viên xử lý sự cố, đặc biệt là các chuyên viên mới ít kinh nghiệm thường âm thầm tiếp nhận và xử lý các sự cố một mình, ít khi chú ý hoặc biết các kỹ năng của đồng nghiệp có thể giúp ích và khiến quá trình xử lý sự cố trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.
Giải pháp: Tính năng War Room trên XSOAR cho phép các chuyên viên hợp tác trong quá trình điều tra xử lý sự cố. War Room cho phép các chuyên viên có thể mời các đồng nghiệp tham gia ngay lập tức vào quá trình xử lý sự cố với cú pháp thân thiện như các chương trình chat phổ biến @chuyên_viên_được_mời. Điều đặc biệt thú vị ở đây, XSOAR sẽ áp dụng cơ chế học máy để phân tích lịch sử các sự cố đã được giải quyết, đặc biệt đánh giá các thao tác thủ công đã được thực hiện bởi các chuyên viên và đưa ra đề xuất 3 chuyên viên phù hợp nhất với sự cố đang được xử lý.
![]() |
Cortex XSOAR phân tích và đề xuất các chuyên gia có kỹ năng phù hợp với sự cố đang xử lý. |
Lợi ích: Bằng cách tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản cho quá trình phối hợp xử lý sự cố của các chuyên viên, XSOAR sẽ giúp giảm thời gian và tăng chất lượng, kết quả của công việc. Dựa trên sự đề xuất chính xác của XSOAR, các chuyên viên, đặc biệt là chuyên viên mới, sẽ không phải mất nhiều thời gian tìm hiểu lựa chọn các đồng nghiệp có kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp để hỗ trợ mình hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Tự động đề xuất các câu lệnh thường được sử dụng
Thách thức: Trong quá trình tiến hành điều tra xử lý sự cố, các chuyên viên thường có rất nhiều tác vụ cần thực thi như truy vấn thêm các thông tin từ hệ thống tường lửa, EDR, AD… Khi số lượng các thiết bị, thành phần của SOC tăng lên thì việc lựa chọn thứ tự cũng như các câu lệnh phù hợp để hỗ trợ quá trình xử lý sự cố sẽ giúp tăng đáng kể chất lượng xử lý sự cố cũng như tiết kiệm rất nhiều thời gian cho chuyên viên.
Giải pháp: Khi các chuyên viên nhập “!” để bắt đầu lựa chọn các câu lệnh, Cortex XSOAR sẽ nghiên cứu lịch sử các lệnh thủ công đã được thực thi với các loại sự cố tương ứng trước đó và đưa ra đề xuất các lệnh nên được thực thi trước. Ngay cả khi các chuyên viên đã đang thử một số lệnh và chưa tìm ra các thông tin phù hợp, tính năng này cũng có thể hỗ trợ họ đi đúng hướng với các lệnh mà họ đã có thể bỏ qua hoặc quên.
![]() |
XSOAR đưa ra các đề xuất thông minh dựa trên phân tích dữ liệu lịch sử |
Lợi ích: Tính năng tự động đề xuất các câu lệnh giúp tiêu chuẩn hoá quá trình điều tra xử lý, đảm bảo các câu lệnh phổ biến không bị bỏ quên với bất kì loại sự cố nào. Quan trọng nhất, nền tảng XSOAR sẽ đảm bảo và tối ưu SLA của SOC, ngăn chặn các quá trình điều tra xử lý thiếu thận trọng, bỏ quên các tác vụ quan trọng, cũng như tăng cường hiểu biết và kinh nghiệm cho các chuyên viên.
4. Hiển thị trực quan các sự cố tương đồng
Thách thức: Tần suất và số lượng các sự cố trong SOC thường rất lớn dẫn đến việc các chuyên viên phân tích khi tập trung vào phân tích xử lý một sự cố cụ thể sẽ rất khó có góc nhìn rộng hơn, kết nối sự cố hiện tại với một bức tranh lớn về các sự cố tương tự đã xảy ra trên hệ thống. Điều này có thể dẫn đến việc thực thi lại các tác vụ điều tra xử lý đã được thực thi, làm.
Giải pháp: Với mỗi sự cố, Cortex XSOAR sẽ tự động phân tích và tìm các sự cố có đặc điểm tương đồng diễn ra trên hệ thống. Một biểu đồ trực quan, dễ dàng tương tác cho phép chuyên viên phân tích, tìm kiếm, điều chỉnh các mức độ tương đồng khác nhau hay theo mốc thời gian.
![]() |
Biểu đồ trực quan, dễ dàng tương tác |
Lợi ích: Không chỉ đơn thuần cung cấp khả năng tiếp nhận, giảm thời gian xử lý sự cố (MTTR) như các tính năng của giải pháp SOAR tiêu chuẩn, khả năng hiển thị trực quan các sự cố tương đồng cùng mức độ dễ dàng tương tác điều chỉnh bộ lọc sẽ tăng cường năng lực điều tra của chuyên viên trong SOC. Các chuyên viên sẽ được một góc nhìn rộng hơn về các sự cố đang xảy ra, giúp họ dễ dàng phân tích sự tương đồng, liên quan giữa các sự cố thông qua hàng loạt các thông tin, yếu tố.
5. Đơn giản hóa quá trình xây dựng các kịch bản xử lý sự cố (Playbook)
Thách thức: Sau khi tiếp nhận các sự cố từ các giải pháp như SIEM, XDR, Email, các giải pháp SOAR sẽ sử dụng các playbook (các kịch bản xử lý sự cố) để thực thi các tác vụ điều tra xử lý sự cố. Các playbook này sẽ bám sát các quy trình xử lý sự cố trong SOC và được cập nhật hoặc tạo mới khi có thêm các loại sự cố mới hoặc cần bổ sung các tương tác với các hệ thống mới trong SOC. Việc tạo hay cập nhật playbook có thể sẽ tốn nhiều thời gian trong việc lựa chọn các dữ liệu đầu vào phù hợp và thử nghiệm nhiều lần để đánh giá mức độ chính xác.
Giải pháp: Không chỉ cung cấp giao diện rất trực quan cho việc tạo, cập nhật các playbook với các thao tác kéo thả rất nhanh chóng và đơn giản (không cần kỹ năng lập trình hay viết các script khi tạo playbook), Cortex XSOAR còn áp dụng công nghệ học máy để phân tích và tự động đề xuất các giá trị đầu vào (input) phù hợp cho các Task trong playbook. Tính năng này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các chuyên viên trong quá trình xây dựng playbook, tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian đưa playbook vào hoạt động trong thực tế.
![]() |
![]() |
Cortex XSOAR tự động đề xuất các giá trị đầu vào phù hợp cho các task |
Lợi ích: Không chỉ đơn thuần sử dụng các playbook để xử lý các sự cố, Cortex XSOAR sử dụng công nghệ học máy để giúp đẩy nhanh và tối ưu hóa việc tạo mới hoặc cập nhật các playbook, tiết kiệm thời gian của các chuyên viên cũng như tăng hiệu và liên tục tối ưu các playbook.
6. Trích xuất các sự cố trùng lặp
Thách thức: Lượng cảnh báo lớn thường dẫn đến việc có nhiều sự cố bị trùng lặp dẫn các chuyên viên phải tốn thêm thời gian khi phải lặp lại quá trình điều tra, xử lý. Nguyên nhân của sự trùng lặp có thể đến từ việc có nhiều hướng tấn công khác nhau, hoặc các cảnh báo sinh ra đồng thời trên nhiều nền tảng phân tích (XDR, SIEM…) và đây là một trong những yếu tố khiến cho các chuyên viên mệt mỏi và giảm hiệu quả hoạt động của SOC.
Giải pháp: Với Cortex XSOAR, chuyên viên có thể tự động hóa việc phát hiện và tạo danh sách các sự cố trùng lặp như sử dụng các playbook, các task trong playbook hoặc trong trực tiếp War Room. Cortex XSOAR sử dụng công nghệ máy học để phân tích các dữ liệu trong quá trình tiếp nhận và xử lý các sự cố, tìm kiếm các thông tin tương đương (như các email labels trong việc xác định các email phishing), thời gian xảy ra sự cố và các dấu hiệu phổ biến để xác định sự trùng lặp.
![]() |
Tự động hóa việc xác định các sự cố trùng lặp với Cortex XSOAR |
Lợi ích: Dễ dàng xác định và loại bỏ các sự cố trùng lặp giúp giảm tải cho các chuyên viên, giúp họ tập trung cho các nhiệm vụ quan trọng và nâng cao hiệu quả hoạt động của SOC.
7. Tự động xử lý các tấn công phishing
Thách thức: Các tấn công phishing rất phổ biến và diễn ra thường xuyên khiến cho các chuyên viên SOC phải dành nhiều thời gian để phân tích và xác định và xử lý các sự cố này. Thông thường các chuyên viên sẽ phải thực hiện phân tích thủ công bằng cách sử dụng nhiều công cụ, nguồn thông tin để tìm kiếm, đối chiếu các IOC có trong các email phishing. Có rất nhiều trường hợp, sau khi tốn nhiều thời gian để phân tích, đánh giá thì lại là cảnh báo giả, không phải là email phishing, gây ra sự lãng phí rất lớn thời gian và công sức của chuyên viên cũng như giảm hiệu năng hoạt động của SOC.
Giải pháp: Năng lực học máy của Cortex XSOAR có thể giải quyết các công đoạn đánh giá thủ công này với độ chính xác rất cao bằng cách sử dụng bộ phân loại tấn công phishing. Bộ phân loại phishing là một mô hình học máy chuyên sâu cho phép Cortex XSOAR phân tích và dựa đoán hành vi thông qua loại sự cố và các trường thông tin có trong các sự cố (như domain, IP, URL…). Mô hình học máy này có thể được sử dụng để tự động phát hiện các loại email phishing, địa chỉ URL hợp pháp hay chứa các nội dung spam, lừa đảo.
![]() |
Ví dụ về kết quả phân loại của mô hình học máy phát hiện phishing |
Lợi ích: Với khả năng áp dụng học máy trong tự động phát hiện xử lý các tấn công lừa đảo, Cortex XSOAR sẽ giúp các SOC tiết kiệm rất nhiều thời gian công sức của các chuyên viên. Tận dụng toàn bộ các thông tin về sự cố, các đánh giá phân tích của chuyên viên như đầu vào để đào tạo bộ phân loại nhận biết và phân loại giữa các tấn công phishing và cảnh báo giả sẽ giúp đảm bảo độ chính xác và phù hợp với môi trường thực tế tại SOC. Đây là một bước tiến nữa trong hành trình tự động hóa trong SOC, loại bỏ và giải phóng chuyên viên khỏi các tác vụ thủ công không cần thiết.
Lời kết